Mời
bạn theo dõi một phần cuộc trò chuyện giữa
Jobs với phóng viên tự do David Sheff vào đầu năm
1985, khi Jobs sắp tròn ba mươi tuổi. Những câu
chuyện cũ vẫn thường đem đến
nhiều điều mới mẻ.
Sheff:
Năm 1984 đã qua. Về sự bùng nổ máy tính cá nhân, có
lẽ anh, người cha 29 tuổi của cuộc cách
mạng máy tính, là người chịu "trách
nhiệm". Tổng giá trị cổ phiếu của anh
có lúc đạt đến nửa tỉ USD, đúng không?
Jobs (cười): Thực
ra khi cổ phiếu mất giá trong năm qua, tôi đã
bị thiệt 250 triệu USD.
Sheff:
Anh vẫn cười được sao?
Jobs: Điều đó không
thể hủy hoại đời tôi. Chuyện tiền
bạc thường làm tôi thấy buồn cười.
Tiền bạc thực ra không phải là điều quan
trọng nhất đối với tôi trong mười
năm qua. Khi tôi nói chuyện với sinh viên ở một
trường đại học, tôi thấy họ kính
nể tôi chủ yếu vì tôi là một triệu phú.
Thời đi học, chúng tôi chịu ảnh hưởng
bởi những lý tưởng của thập niên 1960,
chưa có sự thực dụng như sinh viên hiện nay.

Steve
Jobs trong cuộc trò chuyện với phóng viên David Sheff (1985).
Sheff:
Anh tin rằng máy tính sẽ thay đổi cuộc sống
của mỗi người. Liệu anh có thể thuyết
phục những người hoài nghi?
Jobs: Máy tính là công cụ
tuyệt diệu. Nó là công cụ để soạn
thảo, để tính toán, để hoạch định,
để lưu trữ, để sáng tác nghệ thuật
và sẽ là phương tiện thông tin liên lạc nữa.
Chưa từng có công cụ nào mạnh mẽ và linh
hoạt như máy tính. Máy tính sẽ càng ngày càng làm
được nhiều việc hơn cho chúng ta. Máy tính
hiện nay chỉ là bước khởi đầu. Máy tính
sẽ trở thành công cụ vô cùng quan trọng cho mọi
người, giống như điện thoại vậy.
Sheff:
Song thân của anh có ảnh hưởng ra sao đối
với sự nghiệp của anh?
Jobs: Cha mẹ tôi luôn
khuyến khích tôi theo đuổi niềm say mê của mình.
Cha tôi là thợ máy. Ông có đôi tay vô cùng khéo léo. Ông có
thể sửa chữa mọi thứ, làm cho máy móc chạy
tốt. Ông tháo rời những cơ phận và lắp chúng
lại một cách tài tình. Khi tôi bắt đầu quan tâm
đến những thiết bị điện tử, ông
thường hướng dẫn tôi cách thức tháo lắp
chúng. Cha tôi chuyển đến Palo Alto khi tôi lên năm. Chính vì
vậy mà tôi khởi nghiệp ở vùng thung lũng này.
Sheff:
Anh là... con nuôi phải không?
Jobs: Anh thực sự muốn
biết điều đó sao? Tôi nghĩ rằng những
giá trị của con người, nhân sinh quan của
họ, được hình thành từ cách thức mà họ
được nuôi dạy cho đến khi lớn khôn. Dù
sao, những người là con nuôi vẫn luôn tò mò tìm
hiểu gốc gác của mình. Đó là điều tự nhiên.
Tôi cũng đã tò mò vì điều đó.
Sheff:
Anh đã tìm được cha mẹ ruột chưa?
Jobs: Tôi không muốn
đề cập đến chuyện này.
Sheff:
Vùng thung lũng mà gia đình anh chuyển đến giờ
đây nổi danh với tên gọi Silicon
Valley. Hồi anh còn bé vùng này khác hiện giờ ra
sao?
Jobs: Hồi đó vùng này
cũng giống như mọi khu ngoại ô của
nước Mỹ. Khu phố tôi ở ngày trước nheo
nhóc trẻ con. Mẹ tôi dạy cho tôi đọc chữ
trước tuổi đi học nên khi đến
trường tôi thấy hơi chán và hơi sợ nữa.
Năm lớp ba, bọn lớp tôi quậy phá kinh khủng!
Nào là đem rắn vào lớp, nào là chơi trò "nổ
bom". Cô giáo tôi khi ấy gần như kiệt sức.
Mọi việc thay đổi vào năm lớp bốn. Cô Imogene
Hill dạy lớp bốn là một trong những vị
thánh của đời tôi. Cô gợi lên niềm say mê tìm
hiểu mọi thứ trong tôi. Đó là năm tôi học
được nhiều hơn bất kỳ năm học
nào khác ở trường.
Sheff:
Anh làm quen với máy tính như thế nào?
Jobs: Một người láng
giềng của gia đình tôi tên là Larry Lang. Ông là kỹ
sư làm việc tại Công ty Hewlett-Packard. Ông đã dành
nhiều thời gian để dạy tôi đủ
thứ. Tôi thấy chiếc máy tính lần đầu tiên
ở công ty Hewlett-Packard, lúc tôi 12 tuổi thì phải. Khi
đó, họ thường cho học sinh tham quan mỗi
tối Thứ Ba, giảng cho chúng tôi về máy tính và cho phép
chúng tôi dùng thử máy tính. Tôi vẫn nhớ buổi tối
đầu tiên đó, tôi mê mẩn khi được dùng máy
tính.
Sheff:
Vì sao lúc đó máy tính thu hút anh? Lúc đó anh đã hình dung
được tiềm năng của máy tính?
Jobs: Không hề có chuyện
đó. Khi ấy tôi chỉ nghĩ rằng đó là chiếc
máy rất tinh xảo và tôi muốn táy máy với nó.
Sheff:
Anh đã làm việc cho Hewlett-Packard. Cơ hội đó
đã đến như thế nào?
Jobs: Năm 12 hoặc 13
tuổi gì đó, tôi muốn ráp một chiếc máy nhưng
còn thiếu vài linh kiện. Tôi tra danh bạ điện
thoại và gọi đến ông Bill Hewlett. Ông rất
tử tế, tiếp chuyện với tôi đến 20 phút.
Dù không biết tôi là ai, ông hứa cho tôi các linh kiện tôi
cần. Ông đã cho tôi làm việc tại công ty của ông trong
dịp hè ở dây chuyền lắp ráp bộ đếm
tần số. Công việc khá mệt nhưng chẳng
hề chi, đó đã là thiên đường đối
với tôi. Tôi học được nhiều thứ vào mùa
hè năm đó.
Sheff:
Anh gặp Steve Wozniak khi nào?
Jobs: Tôi gặp Woz khi tôi 13
tuổi, trong nhà xe của một người bạn. Khi
ấy Woz 18 tuổi. Woz hiểu biết về điện
tử hơn hẳn tôi và bạn bè của tôi. Chúng tôi cùng
quan tâm đến máy tính và có khiếu khôi hài giống nhau,
nên chúng tôi trở thành bạn thân.

Steve
Jobs (phải) và Steve Wozniak (1976).
Sheff:
Thế là từ đó anh chỉ chú ý đến máy tính thôi?
Jobs: Tôi không giam mình trong
một thế giới quá lâu. Giữa năm lớp 10 và
lớp 11, tôi bắt đầu thích đọc Shakespeare,
Dylan Thomas và các tác phẩm cổ điển. Sau khi
đọc Moby Dick, tôi theo học một lớp dạy sáng
tác văn học. Năm lớp 12, tôi được phép
dự một số lớp về văn học ở
Đại học Stanford.
Sheff:
Wozniak có mơ mộng như vậy không?
Jobs (cười): Woz
cũng thế. Tôi nghĩ có khi Woz ở trong một thế
giới mà không ai hiểu được. Chúng tôi như hai
hành tinh chuyển động theo qũy đạo riêng và có
nhiều lần giao nhau. Không chỉ là máy tính. Woz và tôi
đều rất thích thơ của Bob Dylan.
Sheff:
Thời đó có nhiều người quan tâm đến máy
tính không?
Jobs: Woz dẫn tôi
đến tham dự các buổi sinh hoạt của Homebrew
Computer Club. Đó là một nhóm người thích vọc
bộ linh kiện máy tính mang tên Altair. Chúng tôi rất
phấn khích khi tự mình lắp được máy tính.
Cần nhớ rằng ngày ấy không ai cho phép chúng tôi
chạm đến máy tính lớn. Chúng tôi chỉ có thể
lập trình đơn giản với Altair nhờ các
công-tắc.
Sheff:
Từ đó anh quyết định tạo ra máy tính
tốt hơn Altair?
Jobs: Đại khái là
thế. Sau khi bỏ Đại học Reed, tôi thấy trên
báo có một mẩu tin tuyển dụng của Công ty Atari
và tôi xin được việc làm ở đó. Khi ấy
Atari là công ty rất nhỏ, chuyên chế tạo máy trò
chơi. Tôi thường ở lại Atari vào buổi
tối và cho Woz vào xưởng chơi. Woz táy máy với
mọi thứ trong xưởng và nảy ra ý tưởng chế
tạo một máy tính. Woz mua một bộ vi xử lý
để thực hiện điều đó. Thế là máy
tính Apple I ra đời. Chúng tôi chỉ định chế
tạo nó để khoe với bạn bè.
Sheff:
Điều gì khiến anh nghĩ đến việc
sản xuất và bán máy tính?
Jobs: Có một ông chủ
tiệm linh kiện điện tử đề nghị
chúng tôi làm ra những chiếc máy như vậy để
ông ấy bán. Tôi bán chiếc xe VW của mình và Woz bán
chiếc máy tính Hewlett-Packard của anh ấy, góp
được 1.300 USD để làm vốn sản
xuất.
Sheff:
Anh và Wozniak đã hợp tác ra sao?
Jobs: Woz rất giỏi
về kỹ thuật. Anh ấy thực hiện phần
lớn việc chế tạo. Tôi phụ trách phần
bộ nhớ và hoàn chỉnh sản phẩm. Woz không
giỏi lắm khi xét đến tính thẩm mỹ của
sản phẩm. Apple I khi ấy thực chất chỉ là
một bản mạch in, không có bộ nguồn, không có bàn
phím. Người dùng phải tự trang bị bàn phím
(cười). Chúng tôi bán được 150 chiếc và thu
được 95.000 USD.
Sheff:
Máy tính Apple II đã tạo ra cuộc cách mạng. Hai anh
đã chế tạo Apple II ra sao?
Jobs: Không chỉ có hai chúng
tôi. Chúng tôi thuê người để chế tạo máy tính
hoàn chỉnh, có bộ nguồn, thùng máy, bàn phím. Woz tự
làm toàn bộ phần mềm cho Apple II. Apple II là sản
phẩm đột phá vì người mua dùng được
ngay, không cần hiểu biết về phần cứng. Trong
năm 1976, chúng tôi thu được 200.000 USD khi công ty
của chúng tôi vẫn ở trong nhà xe. Trong năm 1983, chúng
tôi đã thu được 985 triệu USD.

Steve
Jobs và máy tính "con cưng" Macintosh (1984).
Sheff:
Đối với anh, tiền bạc có ý nghĩa ra sao?
Jobs: Tôi vẫn chưa
thực sự hiểu điều này. Khi anh có nhiều
tiền, việc tiêu tiền trở thành một trách
nhiệm lớn. Nếu anh qua đời, chắc chắn
anh không muốn để lại tài sản lớn cho các
con anh vì điều đó sẽ hủy hoại cuộc
đời của chúng. Nếu anh qua đời mà không có
con, tài sản của anh sẽ thuộc về Nhà
nước. Do đó tốt nhất là tự anh dùng
tiền phục vụ xã hội theo cách khôn ngoan hơn Nhà
nước. Tuy nhiên, cho đi 1 USD một cách hiệu
quả khó hơn làm ra 1 USD. Vấn đề lớn
của hoạt động từ thiện là thiếu
một hệ thống đo lường để đánh
giá hiệu quả. Khi không đánh giá được hiệu
quả, anh không thể biết được cách làm
tốt hơn.
Sheff:
Anh sẽ làm gì trong quãng đời tiếp theo?
Jobs: Có câu ngạn ngữ
Hindu nói rằng: "Trong 30 năm đầu đời,
anh tạo ra thói quen. Trong 30 năm cuối đời, thói
quen tạo ra anh". Tôi sắp tròn 30 tuổi nên tôi suy
nghĩ nhiều về điều này.
NGỌC
GIAO lược dịch