
L
ỗ hổng
SOP
(Same Origin Policy) trên
Android đã được phát hiện bởi
RafayBaloch, nhà nghiên cứu bảo
mật ở
Pakistan. Lỗ hổng này
ảnh hưởng
đến thành phần c
ủa trình duyệt mặc định Android đã được
sử dụng trên
khoảng
930.000 smartphone
chạy
Android
4.3 JellyBean và những phiên
bản trước đó.
Lỗ hổng trên
WebView xảy ra
khi thay thế
nội dung của HTML bằng
một
chương
trình Java Script URL.
Tin
tặc có
thể tận dụng
lỗ hổng này
để phá dữ liệu cookie
và nội
dung của trang.
Lỗ hổng này có thể được khai thác trên
tất cả các phiên bản của trình duyệt
nền tảng mã nguồn mở của Android (Android Open Source Platform) - còn
được biết đến
là kho Android hay trình duyệt mặc định,
và nó chỉ tồn
tại trong hệ điều hành
Android 4.3 Jellybean
và trước
đấy.
Rafay Baloch từ Rapid7 đã
đặt mã công
cụ Metasploit kiểm tra lỗ hổng này để
Google và
các nhà sản
xuất smartphone
khác có thể
vá nó. Tuy nhiên,
hãng
bảo mật TrendMicro từ
Nhật Bản đã phát hiện ra
mã công
cụ này đang được khai thác để
chiếm
quyền điều khiển
tài khoản người dùng Facebook trên smartphone chạy Android 4.3 Jellybean
và cũ hơn.
Hãng Rapid7
đã thông
báo với Google
để
vá lỗ hổng nghiêm trọng này
nhưng họ
nhận
được
câu trả lời
khá sốc
rằng
Google đã dừng
cung cấp các bản vá lỗi
bảo mật cho
Android
4.3 Jellybean
và các phiên bản
cũ hơn.
Có
vẻ như Google đã ngừng
cung cấp hỗ trợ
chỉ với thành phần WebView
của các phiên bản Android
cũ vì
khi được
hỏi thêm
thì
đội bảo
mật Android đã
xác nhận
rằng các thành phần KitKat trước
đó như
trình đa
phương
tiện sẽ tiếp tục nhận các bản vá lỗi được
back-ported.
Vấn
đề là cho đến nay
chỉ có thành phần
WebView của
các phiên bản
Android trước được
phát hiện là dễ bị tấn
công và theo Trend Micro thì nó đang được khai thác ở bên ngoài. Đây là thành phần cần được vá
càng sớm
càng tốt trong
tất cả các phiên bản
để
người dùng
smartphone
Android không bị
tấn công do lỗ hổng SOP.
Điều
này cũng có nghĩa là có
thể 930
triệu smartphone
đang trong
nguy cơ bị khai thác bởi
tin tặc và
tội phạm
mạng. Theo
số liệu
phân phối Android
mới nhất của
Google, có 46% thiết bị
Android chạy
JellyBean, 39.1%
chạy KitKat,
7.8% chạy Gingerbread (phiên bản 2.3.3 đến
2.3.7), 6.7 % chạy IceCream Sandwich
(phiên bản 4.0.3 đến 4.0.4), và
0.4
% chạy Froyo cũ (phiên bản 2.2).
Các nhà sản xuất
đưa
ra thị trường
các smartphone
này trong những năm qua không còn quan tâm đến việc cung cấp
các bản
vá lỗi hay
có
bất kì hỗ
trợ nào. Chính vì thế,
không biết những lỗ hổng nguy hiểm và số phận người
dùng các smartphone chạy hệ điều hành Android 4.3 và
trước đó sẽ
đi về đâu.
Trong trường hợp này, Trend Micro khuyến
cáo những điện thoại dùng hệ điều hành
Android từ 4.3 về trước nên cài phần mềm bảo
mật cho thiết bị của mình để bảo vệ
mình trước khi chờ đợi sự hỗ trợ từ
các nhà cung cấp.
MAI KHÔI