Động
từ jailbreak nay được dùng phổ biến
để diễn đạt thao tác kỹ thuật
nhằm giải phóng iPhone khỏi sự kiểm soát
của Apple. Ngày 26/7/2010, Văn phòng Bản quyền Tác
giả thuộc Thư viện Quốc hội Mỹ ra
thông báo công nhận hành vi jailbreak là hợp pháp! Cộng
đồng jailbreaker giờ đây bước ra khỏi
"thế giới ngầm" và hoạt động ngày
càng sôi nổi.
Cùng với việc tạo ra điện
thoại iPhone mang tính đột phá, Apple "phát minh"
một mô hình kinh doanh chưa từng có. Rút kinh nghiệm
từ sự thất thế của máy tính Mac so với máy
tính PC, Apple kiên quyết sử dụng mọi biện pháp
kỹ thuật và pháp lý để bảo vệ giá trị
đặc thù của sản phẩm iPhone bao gồm phần
cứng, phần mềm và dịch vụ. Mọi phần
mềm dùng cho iPhone đều phải được Apple
tuyển chọn và phân phối. iPhone chỉ có thể
chạy phần mềm được tải xuống
từ cửa hàng iTunes App Store trên mạng. Tại Mỹ,
iPhone chỉ được cung cấp theo gói dịch
vụ của nhà mạng AT&T - đối tác của Apple.
Mô hình kinh doanh khởi xướng từ
iPhone tỏ ra vô cùng hiệu nghiệm, giúp Apple nhanh chóng
trở thành công ty sản xuất thiết bị di
động lớn nhất thế giới.
Tuy vậy, dòng chảy cuộc sống
dường như luôn tìm được con
đường xuyên qua những rào cản nhân tạo. Ngay
sau khi thế hệ iPhone đầu tiên được tung
ra thị trường năm 2007, George Hotz - một học
sinh trung học 17 tuổi tại Mỹ - đã dành gần
trọn mùa hè để tháo tung iPhone và tìm hiểu cách
thức hoạt động của nó. Với máy tính cá nhân
và... mỏ hàn, Hotz chỉnh sửa phần mềm hệ
thống và cả phần cứng của iPhone, trở thành
người đầu tiên mở khóa (unlock) iPhone thành công, cho phép dùng iPhone với thẻ
SIM của nhà mạng bất kỳ theo hệ GSM. Thành công
của Hotz gây ấn tượng mạnh đến
nỗi một doanh nhân đã xin đổi cho anh xe hơi
Nissan và ba chiếc iPhone mới để lấy chiếc
"iPhone tự do". Hàng triệu USD mà nhà mạng AT&T
đã trả cho Apple để giành thế độc
quyền bắt đầu mất dần hiệu lực!
Bạn bè của Hotz không quá ngạc nhiên
với thành công của anh - một "người
hùng" của các cuộc thi sáng tạo công nghệ và các
giải đấu rô-bốt. Hotz và những "chiến
hữu" hợp thành nhóm iPhone
Dev Team, cùng nhau "giải mã" từng iPhone
đời mới, cùng nhau vượt qua những biện
pháp đối phó của Apple và cung cấp miễn phí thành
quả của mình. Nhóm iPhone Dev Team tìm ra giải pháp căn
cơ, hoàn toàn dùng phần mềm để giải phóng
iPhone: nối iPhone với máy tính, dùng phần mềm chạy
trên máy tính để jailbreak
iPhone. Sau khi iPhone có thể chạy phần mềm tùy ý, việc
unlock chỉ là một
hệ quả đơn giản.

George
Hotz
Thành viên mang biệt danh Comex thuộc nhóm iPhone
Dev Team phát hiện giải pháp jailbreak
tài tình không dùng máy tính: chủ nhân iPhone chỉ cần dùng
trình duyệt Safari để mở trang JailbreakMe và gạt nút khởi
động. Cơ chế JailbreakMe khai thác sơ hở
của trình duyệt Safari trong việc đọc tập
tin PDF để nạp và chạy chương trình jailbreak trên iPhone.
Sau khi rời nhóm iPhone Dev Team, Hotz cung cấp
giải pháp jailbreak của riêng anh:
chương trình BlackRa1n nhỏ gọn với hai phiên
bản dành cho PC và Mac. Khi khởi động BlackRa1n trên máy
tính, người dùng thấy hiện lên "chân dung
nghệ thuật" của Hotz theo phong cách của tranh Caravaggio.
Hotz tinh nghịch giải thích: "BlackRa1n chỉ có 600K, trong đó hết 200K là hình
của tôi".
BlackRa1n dễ dàng jailbreak
iPhone (được nối với máy tính) trong vài phút. Sau
đó, người dùng BlackRa1n có thể bấm nút chọn
để unlock iPhone hoặc
cài đặt dịch vụ Cydia
và Rock Your Phone nhằm
tải thêm phần mềm ứng dụng, chủ yếu
là phần mềm bị "cấm cửa" bởi
Apple.
"Thiên
đường" của iPhone tự do
Cydia là cửa hàng lớn nhất trên mạng
cung cấp phần mềm cho iPhone, iPod Touch và iPad tự do
(sau jailbreak), bao gồm
phần mềm miễn phí và có phí (thanh toán qua PayPal).
Phần lớn phần mềm ở Cydia là phần mềm
bị Apple từ chối. Jay Freeman - người sáng
lập Cydia - cũng là tác giả của nhiều phần
mềm không được chấp thuận ở App Store.
Freeman dùng tên Cydia - một loại sâu táo - để thể
hiện sự phản kháng của anh đối với
chính sách "hà khắc" của Apple.
Tại Cydia, người dùng iPhone dễ dàng
tìm thấy những phần mềm đã làm cho Apple "khó
chịu" như 3G Unrestrictor và MyWi. 3G Unrestrictor cho phép
sử dụng những dịch vụ bị Apple ngăn
cấm trên sóng 3G như Skype, SlingPlayer hoặc YouTube. Để
bảo vệ lợi ích của AT&T, Apple không cho phép sử
dụng những dịch vụ có lưu lượng
dữ liệu cao qua kết nối Internet 3G của iPhone.
Chỉ có thể sử dụng dịch vụ như
vậy qua kết nối Internet Wi-Fi của iPhone.
MyWi tạo ra một cơ hội khác: cho phép
iPhone trở thành điểm truy cập Internet Wi-Fi. Nhờ
vậy, iPhone có thể thay thế vai trò của 3G modem cho
người dùng laptop (nghĩa là rốt cuộc iPhone
vẫn "thản nhiên" tạo ra lưu lượng
dữ liệu cao trên sóng 3G).



JailbreakMe
giải phóng iPhone và cài đặt dịch vụ Cydia trong
vài phút.
Nhiều phần mềm ở Cydia là tiện
ích hoặc trò chơi chưa có ở App Store. Chẳng
hạn, IntelliScreen, LockInfo hoặc WinterBoard cho phép tùy
biến màn hình chờ của iPhone: có thêm lịch, dự
báo thời tiết, thông báo thư mới,... Retro Phone Dialer
tạo bộ phím số chiếm trọn màn hình iPhone
để bấm số điện thoại nhanh chóng.
iBlackList hoặc MCleaner dùng để chặn cuộc
gọi đến của những số điện
thoại nằm trong "danh sách đen". Infinifolders cho
phép mỗi thư mục có số biểu tượng
phần mềm tùy ý (thay cho giới hạn 12 biểu
tượng). Locktopus giúp quy định mật khẩu cho
từng phần mềm (người dùng phải nhập
mật khẩu thích hợp khi muốn chạy một
phần mềm được bảo vệ). Cydia cũng
có nhiều trò chơi phỏng theo trò chơi trên máy Nintendo.
Cydia không kiểm duyệt nội dung phần
mềm như App Store. Phần mềm iPhone được
gửi đến Cydia hầu như xuất hiện
lập tức ở cửa hàng. Freeman cho rằng loại
bỏ nội dung khiêu dâm là việc của khách hàng.
"Trò chơi
rượt bắt" của Apple
Cộng đồng jailbreaker tin tưởng
công việc của mình là đúng đắn vì đó là
quyền tự do khai thác mọi khả năng của
iPhone, một vật dụng thuộc sở hữu cá nhân.
Ngược lại, Apple khẳng định mạnh
mẽ quan điểm thông thường: khi mua phần
mềm, thực chất người dùng chỉ mua
quyền sử dụng (license), chứ không có quyền
sở hữu.
Để bảo vệ lợi ích của
mình, Apple liên tục cập nhật hệ điều hành
iPhone. Những bản cập nhật được phát
hành gần như hàng tuần. Mỗi khi chủ nhân iPhone
sử dụng iTunes trên máy tính, iPhone có thể trở
lại tình trạng như trước khi jailbreak hoặc tình trạng jailbreak có thể trở nên phiền phức.
Apple xem jailbreak
là sự vi phạm thỏa thuận sử dụng sản
phẩm và khuyến cáo rằng jailbreak
làm cho iPhone hoạt động không ổn định,
mở đường cho sự xâm nhập của phần
mềm độc hại.
Apple cũng gửi đơn đến
Văn phòng Bản quyền Tác giả USCO (U.S. Copyright Office), trình báo về
tình trạng vi phạm bản quyền hệ điều
hành iPhone, kết tội giới jailbreaker tạo ra nạn
sao chép bất hợp pháp một số phần mềm
ở App Store.
Cứ mỗi ba năm, USCO lại xét
duyệt các trường hợp ngoại lệ của
luật bản quyền tác giả. Trong kỳ xét duyệt
năm 2010, USCO không chấp thuận quan điểm của
Apple và khẳng định hành vi jailbreak không phải là hành vi sao chép phần mềm
mà là hành vi vượt qua biện pháp bảo vệ phần
mềm vì quyền lợi chính đáng. USCO cũng công
nhận hành vi unlock
đối với iPhone là hợp pháp.
Tuy nhiên, hành vi jailbreak
đối với iPhone/iPod Touch chỉ được cho
là hợp pháp nếu đó là hành vi cá nhân. Những
người thực hiện jailbreak
như một hoạt động kinh doanh vẫn bị quy
kết phạm pháp.
Quyết định của USCO tuy
đặt ra giới hạn nghiêm ngặt và chưa xét
đến trường hợp jailbreak
trên iPad nhưng là cơ sở pháp lý quan trọng của
phong trào jailbreak. Xuất
hiện ngày càng nhiều những trang web hướng
dẫn jailbreak. Mỗi khi
Apple phát hành bản cập nhật hệ điều hành
iPhone để vô hiệu hóa một giải pháp jailbreak, cộng đồng jailbreaker
lại tìm ra cách thức vượt qua, nhưng xem đó là
cuộc tranh đua hơn là sự thù địch.
Nay đã là sinh viên ngành Công nghệ Sinh
học, George Hotz tuyên bố từ giã cuộc chơi jailbreak vì không thích giới
truyền thông gán cho anh sứ mạng bảo vệ
quyền tự do. Hotz bộc bạch: "Jailbreak là một sở thích cá nhân. Tôi thích Apple luôn
luôn đóng kín iPhone. Nếu không thế thì cuộc chơi
chẳng còn gì thú vị".
NGỌC
GIAO